Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế (HUSC)
Trần Thị Ái Mỹ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Ái Nhung, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế (HUSC)
Tên chương trình: Thạc sĩ Hoá học
Mã số: 8.44.01.12
Mục tiêu: Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Hóa học hướng đến đào tạo những nhà khoa học và thực hành có phẩm chất tư cách đạo đức tốt, có trình độ và kỹ năng chuyên môn cao, có khả năng sáng tạo và có tính trách nhiệm nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật thuộc ngành hóa học cho các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, thúc đẩy sự thay đổi và phát triển xã hội theo hướng bền vững trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
Chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo bao gồm kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm được cụ thể hoá ở cấp độ 3 (-X.x.x). Thang đo trình độ kiến thức dựa trên thang đo 5 bậc của Bloom, thang đo kỹ năng dựa trên thang đo 5 bậc của Simpson. Thang đo năng lực tự chủ và trách nhiệm dựa trên thang đo 5 bậc của Krathwohl. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo thạc sĩ Hóa học bao gồm:
a) Kiến thức, bao gồm các khối kiến thức sau:
- Khối kiến thức, kỹ năng chung trong toàn Đại học Huế:
Giáo dục chính trị: Hiểu và vận dụng được kiến thức về thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin vào cuộc sống và nghề nghiệp.
Ngoại ngữ: Đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 4/6 hoặc tương đương theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam và theo Quyết định số 333/QĐ-ĐHH ngày 21 tháng 3 năm 2019 của Giám đốc Đại học Huế về việc ban hành Quy định công nhận điểm tương đương giữa các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và các cấp độ ngoại ngữ không chuyên trong các chương trình đào tạo đại học chính quy tại các đơn vị đào tạo thuộc Đại học Huế.
Kỹ năng mềm: Biết và vận dụng được các kỹ năng: tự chủ, làm việc nhóm, quản lý và lãnh đạo, thuyết trình, giao tiếp và đàm phán, đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp. - Khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành:
Nắm vững các kiến thức cơ bản về khoa học hóa học của Hóa Hữu cơ, Hóa Vô cơ, Hóa lý, Hóa Phân tích, Hóa Môi trường,… để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho nhóm ngành Hóa học, đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp và khả năng sáng tạo.
Vận dụng được các kiến thức của nhóm ngành Hóa học để tiếp thu và phát triển các kiến thức chuyên sâu về Hóa học (như giải quyết các vấn đề Hóa học Hữu cơ, Hóa Vô cơ, Hóa Môi trường,…).
Hiểu và áp dụng các kiến thức của ngành Hóa học như Hóa học các hợp chất có hoạt tính sinh học, vật liệu nano, vật liệu phối trí, phân tích điện hóa, phân tích công cụ,… để hình thành ý tưởng, xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá các phương pháp, kỹ thuật, dự án… trong ngành Hóa học.
Có khả năng làm việc độc lập, tự học hỏi, có tư duy sáng tạo và tư duy phản biện, thích ứng với sự phức tạp của thực tế môi trường sống và làm việc, có kỹ năng sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lý.
Có khả năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức hiểu được các ý chính của một báo cáo về các chủ đề liên quan đến ngành Hóa học; xử lý một số tình huống và trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
Tự tin trong môi trường làm việc quốc tế, hội nhập, luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực Hóa học - Luận văn tốt nghiệp: Vận dụng các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng và phương pháp được học để thực hiện các nghiên cứu về nghiệp vụ, chuyên môn liên quan đến chuyên ngành đào tạo.
b) Kỹ năng:
Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, học viên sẽ hoàn thiện được các kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng mềm thể hiện qua:
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau.
- Có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực hóa học được đào tạo.
- Có kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc, có khả năng làm việc độc lập, tự tin trong môi trường làm việc.
- Có kỹ năng xây dựng mục tiêu cá nhân, kỹ năng tạo động lực làm việc; có kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp.
- Có kỹ năng tìm kiếm tài liệu và thu thập thông tin, hình thành giả thuyết nghiên cứu.
- Có khả năng thiết kế và thực hiện các nghiên cứu khoa học và trình bày được kết quả dưới dạng thức báo cáo khoa học theo chuẩn mực trong nước và tiếp cận với chuẩn mực quốc tế
- Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã được học vào thực tiễn công việc. Có khả năng hình thành ý tưởng liên quan đến chuyên môn và triển khai nghiên cứu. Sử dụng được các thiết bị và công nghệ trong lĩnh vực Hóa học.
- Kỹ năng thành thạo và tự tin trong thuyết trình, giao tiếp, xây dựng và phát triển quan hệ đối tác trong các công việc đảm nhận.
c) Năng lực tự chủ và trách nghiệm
Hình thành cho học viên làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm với các công việc và điều kiện làm việc khác nhau liên quan đến chuyên ngành được đào tạo, chịu trách nhiệm cá nhân và chịu trách nhiệm đối với nhóm về những việc mình được phân công; phát triển chuyên môn, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tối đa năng lực lao động, và sáng tạo. Những yêu cầu cụ thể sau khi học viên hoàn thành khóa học:
– Có ý thức làm việc chuyên nghiệp, chăm chỉ, nhiệt tình với công việc, tuân thủ các quy định của cơ quan, đơn vị, các văn bản pháp quy, đảm bảo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
– Có khả năng tự chủ, biết tự điều chỉnh, thích nghi với hoàn cảnh và môi trường làm việc.
– Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, đạo đức nghề nghiệp, có thái độ chuyên nghiệp và kỷ luật trong công việc
– Có khả năng tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân trong lĩnh vực Hóa học; Trung thực, khách quan.
Bảng 1. Chuẩn đầu ra:
Ký hiệu | Chuẩn đầu ra |
1. | Kiến thức |
PLO1 | Hiểu biết cơ bản về Triết học. |
PLO2 | Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. |
PLO3 | Có kiến thức cơ bản về Phương pháp nghiên cứu khoa học, Hóa vô cơ nâng cao, Hóa hữu cơ nâng cao, Hóa lý thuyết nâng cao, Hóa phân tích nâng cao, Hóa nano và ứng dụng, Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học, Hóa học xanh – Hoạt tính sinh học tự nhiên Sản phẩm, Đánh giá rủi ro sinh thái và sức khỏe con người, Quản lý chất thải rắn nguy hại, Phân tích hóa chất độc hại trong môi trường, Giải pháp hóa chất thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu,… |
PLO4 | Biết hiểu biết sâu sắc và nâng cao về các nguyên tắc và lý thuyết chính trong hóa học cũng như kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực tập trung đã chọn của họ. |
PLO5 | Kiến thức và khả năng thiết kế, thực hiện và phân tích nghiên cứu ban đầu đóng góp vào khối kiến thức trong lĩnh vực này. |
PLO6 | Biết chuyên môn chuyên sâu trong một phân ngành hóa học cụ thể, định vị họ là chuyên gia trong lĩnh vực họ đã chọn. |
2. | Kỹ năng |
PLO7 | Kỹ năng tư duy: Rèn luyện kỹ năng tư duy và phân tích, giúp đánh giá và giải quyết các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực hóa học. |
PLO8 | Thành thạo kỹ thuật phòng thí nghiệm thành thạo các kỹ thuật và thiết bị phòng thí nghiệm tiên tiến phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu. |
PLO9 | Có khả năng phân tích dữ liệu và trình bày kết quả khoa học và kỹ thuật. |
PLO10 | Giao tiếp hiệu quả: thành thạo trong việc truyền đạt các ý tưởng khoa học và kết quả nghiên cứu thông qua các báo cáo, bài báo đăng ở các tạp chí uy tín và thuyết trình miệng hiệu quả. |
PLO11 | Kỹ năng phát triển chuyên môn: bao gồm kết nối mạng, viết văn bản và cập nhật thông tin về những tiến bộ trong lĩnh vực Hoá học. |
PLO12 | Chuẩn bị cho việc học cao hơn hoặc làm việc: Được chuẩn bị tốt để theo đuổi các nghiên cứu học thuật sâu hơn, chẳng hạn như bằng Tiến sĩ. Hoặc tham gia lực lượng lao động trong ngành công nghiệp hoặc nghiên cứu. |
PLO13 | Khả năng lãnh đạo và sáng kiến: thể hiện phẩm chất lãnh đạo và khả năng chủ động trong các dự án nghiên cứu, hợp tác hoặc các hoạt động chuyên môn khác. |
3. | Thái độ |
PLO14 | Có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh. |
PLO15 | Yêu nghề, trung thực và có ý thức tổ chức kỷ luật cao trong công việc. |
PLO16 | Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước và các quy định của các tổ chức làm việc. |
PLO17 | Có tinh thần tự giác, trách nhiệm với công việc, tập thể, bản thân và cộng đồng. |
PLO18 | Có tác phong công nghiệp và thái độ làm việc nghiêm túc. |
PLO19 | Có tinh thần phục vụ cộng đồng, tinh thần hội nhập và hợp tác quốc tế. |
PLO20 | Có ý thức tự học, rèn luyện và cập nhật kiến thức. |
PLO21 | Có ý thức tư duy sáng tạo. |
PLO22 | Thạc sĩ tốt nghiệp ngành Hoá học đạt trình độ tiếng Anh theo quy định của Bộ GD&ĐT. |
PLO23 | Thạc sĩ tốt nghiệp ngành Hoá học đạt trình độ tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông. |
Bảng 2. Danh sách các môn học:
STT | Mã | Tên môn học | ECTS |
I. Kiến thức chung | 6 | ||
1 | 07.043 | Triết học | 6 |
II. Kiến thức ngành | 84 | ||
Bắt buộc | 42 | ||
1 | HH.04.037 | Hóa vô cơ nâng cao | 6 |
2 | HH 04.038 | Hóa hữu cơ nâng cao | 6 |
3 | HH 04.040 | Hóa lý nâng cao | 6 |
4 | HH 04.034 | Hóa phân tích nâng cao | 6 |
5 | HH 04.025 | Hóa học các hợp chất phối trí | 6 |
6 | HH 04.036 | Hoá học vật liệu nano và ứng dụng | 6 |
7 | HH 04.087 | Phương pháp phân tích hóa lý trong vật liệu rắn | 6 |
8 | HH 04.086 | Phương pháp nghiên cứu hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học | 6 |
Tự chọn | 42 (42/108) | ||
1 | HH 04.044 | Hóa tinh thể | 6 |
2 | HH.04.007 | Các vấn đề chọn lọc trong Hóa vô cơ | 6 |
3 | HH.04.006 | Các vấn đề chọn lọc trong Hóa hữu cơ | 6 |
4 | HH.04.041 | Hóa môi trường nâng cao | 6 |
5 | HH.04.094 | Thống kê ứng dụng trong Hóa học | 6 |
6 | HH 04.028 | Hóa học các nguyên tố hiếm | 6 |
7 | HH 04.111 | Vật liệu vô cơ | 6 |
8 | HH 04.108 | Vật liệu silicat | 6 |
9 | HH 04.101 | Ứng dụng hóa tính toán trong hóa hữu cơ | 6 |
10 | HH 04.115 | Xúc tác trong tổng hợp hữu cơ | 6 |
11 | HH 04.081 | Kỹ thuật phân tích thực phẩm | 6 |
12 | HH 04.010 | Ứng dụng các chất màu trong đời sống | 6 |
13 | HH 04.051 | Kỹ thuật tách và làm giàu | 6 |
14 | HH 04.128 | Hóa học xanh – Hợp chất tự nhiên có hoạt chất sinh học | 6 |
15 | HH 04.129 | Đánh giá rủi ro sức khoẻ con người và hệ sinh thái | 6 |
16 | HH 04.130 | Quản lý chất thải rắn nguy hại | 6 |
17 | HH 04.131 | Phân tích các hóa chất độc hại trong môi trường | 6 |
18 | HH 04.132 | Giải pháp hóa học thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu | 6 |
III. Thực hành | 12 | ||
Bắt buộc | 6 | ||
1 | HH 04.078 | Thực tập 1: Phân tích quang phổ hóa học hiện đại | 6 |
Tự chọn | 6 (6/12) | ||
1 | HH 04.066 | Thực tập 2: Phân tích điện hoá hiện đại | 6 |
2 | HH 04.079 | Thực tập 3: Phân tích sắc ký hiện đại | 6 |
IV. Luận văn Thạc sĩ | 18 | ||
Tổng số ECTS | 120 |