Chuyển tới nội dung

Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên (TNUS)

Vương Trường Xuân, Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Đông, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Hồng Hoa, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên (TNUS)

1. Tên chương trình: Hoá phân tích

Mã số: 8.44.01.18

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung

Đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lĩnh vực Hóa học định hướng ứng dụng, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo; phát hiện và giải quyết những vấn đề mới của khoa học và thực tiễn đặt ra; có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt; có ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ của đất nước.
Đào tạo kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm để thực hiện các nghiên cứu theo các phương pháp và tiêu chuẩn khoa học nghiêm ngặt.
Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao, chuyên môn sâu về Hóa phân tích, là các chuyên gia trong lĩnh vực Hoá phân tích định hướng ứng dụng phục vụ cho các cơ sở đào tạo, có khả năng làm việc tại các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp, trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, trung tâm quan trắc môi trường, các viện nghiên cứu, các khu công nghiệp, các sở Khoa học – công nghệ…

2.2. Mục tiêu cụ thể
MTI: Trang bị cho người học những, kiến thức khoa học nền tảng về Hoá học và Hoá học phân tích.
MT2: Rèn luyện kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực Hoá phân tích để phục vụ nghiên cứu, phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
MT3: Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tỉnh thần sẵn sàng phối hợp trong công việc.

Bảng 1. Chuẩn đầu ra:

Ký hiệuChuẩn đầu ra
1.Kiến thức
PLO1Hiểu và vận dụng những kiến thức chung, nền tảng kiến thức về chuyên ngành Hoá phân tích trong công việc chuyên môn.
  PLO2Hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ sở ngành và liên ngành có liên quan đến Hoá phân tích, Hóa học xanh, các giải pháp thích ứng và biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.
2.Kỹ năng
PLO3Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá được dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học.
  PLO4Có kỹ năng truyền đạt được tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành hoá và với những người ngành khác.
PLO5Có kỹ năng tổ chức, quản trị và quan lý được các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến.
PLO6Có kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng được các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực hoá phân tích và nghề nghiệp
PLO7Có kỹ năng sử dụng được thành thạo tiếng Anh trong công việc
3.Mức độ tự chủ và trách nhiệm
  PLO8Có khả năng nghiên cứu, đưa ra được những sáng kiến quan trọng. Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác. Đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực hoá phân tích. Quản lý, đánh giá và cải tiến được các hoạt động chuyên môn
  PLO9Có khả năng đặt ra nhiệm vụ cho các chuyên gia trong các ngành nghề liên quan tham gia giải quyết các vấn đề phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
PLO10Có phẩm chất đạo đức, tư cách nghề nghiệp trong môi trường làm việc hóa phân tích

Bảng 2. Cấu trúc chung chương trình đào tạo thạc sĩ hóa phân tích

Khối kiến thứcSố tín chỉ (ECTS)Tỷ lệ (%)
Khối kiến thức chungTriết học061815
Tiếng Anh12
Khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngànhKiến thức cơ sở ngành (42 ECTS)Môn bắt buộc304235
Môn tự chọn12
Khối kiến thức chuyên ngành (30 ECTS)Môn bắt buộc18  30  25
Môn tự chọn12
Luận văn thạc sĩ3025
Tổng120100

Bảng 3. Danh sách các môn học:

Số TTMã môn họcTên môn họcTín chỉ (ECTS)
I. Khối kiến thức chung ( 2 môn)18
1MLN5501Triết học6
2ENG152Tiếng Anh12
II. Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành 
2.1. Khối kiến thức cơ sở ngành 
2.1.1. Các môn cơ sở ngành bắt buộc (5 môn)30
3AIC213Hóa vô cơ nâng cao6
4AOC213Hóa hữu cơ nâng cao6
5ASC212Hóa cấu tạo nâng cao6
6MPC213Các phương pháp phân tích hóa lý hiện đại6
7ASM212Ứng dụng của các phương pháp phổ trong phân tích cấu trúc6
2.1.2. Các môn cơ sở ngành tự chọn (chọn 2/7 môn)12
8ACC212Hóa học phức chất nâng cao6
9FPA212Phân tích thực phẩm, thực phẩm chức năng và dược phẩm6
10SAC 213Thống kê trong hóa phân tích6
11MAM 212Các phương pháp phân tích vật liệu6
12MRE 212Các phương pháp tách và tinh chế6
Số TTMã môn họcTên môn họcTín chỉ (ECTS)
13SEA213Các phương pháp phân tích quang và điện6
14AAC313Hóa phân tích nâng cao6
2.2. Khối kiến thức chuyên ngành 
2.2.1. Các môn chuyên ngành bắt buộc (3 môn)30
15AMC 313Các phương pháp phân tích sắc ký6
16CCA213Biến đổi khí hậu và thích ứng6
17ENA 313Phân tích môi trường6
2.2.2. Các môn chuyên ngành tự chọn (chọn 2/9 môn)12
18SPT 313Các kỹ thuật chuẩn bị mẫu trong Hóa phân tích6
19MAE 313Các phương pháp phân tích điện hóa hiện đại6
20CEM212Các phương pháp phân tích mao quản6
21CSE313Dạng hóa học của các nguyên tố6
22SCA313Phân tích quang phổ6
23BAC 212Phân tích sinh học6
24TMQL5019Quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên6
25TMNL504Quản lý rừng cho sự phát triển bền vững6
26TMCT 510Quản lý rác thải rắn và rác thải độc hại6
3. Luận văn thạc sĩ 
27MTH491Luận văn thạc sĩ30
Tổng120